Đối với tôi, từ khi chập chững cắp sách đến trường mỗi thầy cô đều in dấu trong tôi biết bao kỉ niệm. Nhưng cái ngưởng cửa tuổi học trò mới lớn khi bước vào THPT Nguyễn Trãi lại để trong tôi nhiều kỉ niệm, mãi không bao giờ quên.
Ngôi trường tôi theo học mang tên người anh hùng dân tộc, Trường THPT Nguyễn Trãi. Ở ngôi trường này đã chứng kiến bước trưởng thành của tôi từ một cậu bé trở thành một chàng thanh niên.Thầy cô đã cho tôi kiến thức với những cái tên tôi không thể nào quên được: Thầy Chương dạy Toán dễ hiểu – luôn bao dung với lũ học trò chúng tôi, cô Hồng Vân dạy tin tỉ mĩ – dịu dàng, cô Thường dạy Anh văn dịu hiền như người mẹ, cô Lan Anh nghiêm khắc – ân tình, thầy Thân đoàn trường nghiêm nghị nhưng không kém phần vui tính…. rất nhiều thầy cô nữa đã dạy dỗ chúng tôi nên người. Nhưng có lẽ một người cô người mẹ mà tôi luôn biết ơn và có lỗi đó chính là cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Lương, chủ nhiệm tôi năm 12.
Chúng tôi 12A5, lớp mà mỗi năm thay một GVCN. Đầu năm học 12 chúng tôi được thông báo cô Lương chủ nhiệm, chúng tôi nghe tên đã thấy lạ hoắc vì cô chưa dạy chúng tôi bao giờ. Lớp chúng tôi được đánh giá là khá quậy vì xếp hạng chúng tôi luôn đứng tốp sau. Khi cô chủ nhiệm, lớp chúng tôi cũng khá quậy, nhất là mấy bạn nam: đứa bỏ tiết, đứa đánh nhau… Nhưng điều đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, chúng tôi không thể quậy phá với cách quản lí của cô. Cô theo sát chúng tôi, uốn nắn kịp thời những bạn sai phạm. Tôi là một trong những đối tượng quậy phá của lớp, có một lần mà tôi ân hận mãi đến tận bây giờ. Vào một buổi chiều ôn thi Tốt nghiệp, chúng tôi đã trốn tiết. Tôi, Minh, Trung ba đứa Lâm Trach, Minh và Trung không vào lớp từ đầu buổi, còn tôi vô lớp học trước, nhìn không thấy hai đứa, tôi biết chắc chúng đang chơi cờ ngòai quán trước cổng trường. Tôi nghĩ ra kế sách “chuồn”. Tôi giả bộ mặt nhăn nhúm lại, ôm bụng rên rỉ, gặp cô “Thưa cô! Em đau bụng cho em về nhà”. Cô thấy vậy đồng ý cái rụp. Khi qua được mặt cô, tôi cười thầm “Ha! Ha! Mình qua mặt cô rồi”. Quán rộng, nhưng để tránh thầy cô đi qua thấy, chúng tôi vào ngăn trong chơi bài uống nước ngọt. Chúng tôi đang chơi say sưa với những ván bài, bất giác giọng cô vang lên:
Chúng tôi không ai nói với ai câu nào, lặng lẽ rút lui. Với vẻ mặt tức giận, cô lên xe đi thẳng.
Chúng tôi cũng không vừa, thấy cô đi khuất, mấy đứa nháy mắt vào tiếp tục ván bài dang dở. Đang chơi, chúng tôi lại nghe tiếng bà chủ quán vang lên:
Chúng tôi trông ra xem ai bị nói. Tất cả chúng tôi sửng sờ, cô chủ nhiệm chúng tôi lại xuất hiện. Cô nhìn chúng tôi, lại nhìn bà chủ quán, lặng lẽ đi ra khỏi quán. Chúng tôi nhìn theo cô, không ai nói với ai lời nào, trả tiền cho chủ quán rồi đi thẳng vào lớp học.
Hôm sau đến lớp, cả ba đứa không đứa nào dám bước lên xin lỗi cô. Tôi cũng không có dũng khí, khi nghĩ đến lời bà chủ quán chửi cô. Tôi chỉ còn cách sửa lỗi là không vi phạm nữa. Sau đó chúng tôi cũng đổ tốt nghiệp, rồi ra trường đời, bây giờ tôi mới thấm thía những lời cô dạy. Tôi chỉ muốn gửi tới cô lời xin lỗi muộn màng của đứa học trò năm nào. Xin lỗi cô! Bây giờ em đã hiểu! Cho phép em được gọi Cô là người mẹ thứ hai của chúng em.
Tác giả bài viết: Học sinh cũ: Nguyễn Văn Hồ (2015)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn